HELVETAS, 2016, Nghiên cứu thị trường và các sản phẩm thương mại đa dạng sinh học, chè Shan...

Nghiên cứu thị trường và các sản phẩm thương mại đa dạng sinh học, chè Shan...

HELVETAS Swiss Intercooperation Viet Nam là một tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động tại Việt Nam từ năm 1995. HELVETAS đã triển khai thành công nhiều hoạt động phát triển, góp phần đóng góp cho phát triển kinh tế nông thôn tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực. Trong khuôn khổ hợp đồng tư vấn cho HELVETAS, Viet Insight đã triển khai 02 nghiên cứu thị trường có sử dụng nguồn dữ liệu từ ITC Trade Map và các nguồn thông tin khác. 

Nghiên cứu đầu tiên tập trung vào hướng giải quyết các nhu cầu thực tiễn của ngành chè trên cơ sở phát huy thành quả của các dự án liên quan đến ngành chè gần đây. Nghiên cứu về thông tin thị trường ngành chè Shan cổ còn nhằm nhìn nhận một cách có hệ thống các vấn đề như cơ hội, quy định thị trường và những khoảng trống thiếu hụt, v.v... để từ đó có thể xác định các hoạt động can thiệp phù hợp nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị của ngành chè, nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân trồng chè. Bên cạnh đó để hướng tới nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành, phân tích còn đi sâu tìm hướng đi thúc đẩy các sáng kiến về sản xuất, chế biến chè cũng như trong quá trình tiếp cận thị trường.

Nghiên cứu thứ hai với tên gọi “Đánh giá tiềm năng thị thường nguyên liệu tự nhiên và đa dạng sinh học từ phân tích dữ liệu trên ITC Trade Map" cũng đã được thực hiện nhằm xác định các sản phẩm/nhóm sản phẩm thương mại sinh học đã được xuất khẩu và chưa được xuất khẩu hoặc mới được xuất khẩu với số lượng ít nhưng đã đảm bảo đủ điều kiện cho cung ứng xuất khẩu. Nghiên cứu và phân tích này giúp lựa chọn một số sản phẩm có tiềm năng trong vùng để có thể thiết kế các phương án can thiệp cần thiết và bền vững cho hoạt động thương mại quốc tế đối với các sản phẩm thương mại sinh học trong vùng.

Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương, Nghiên cứu XTTM: Báo cáo Xúc tiến Xuất khẩu và Đánh giá Năng lực Thể chế 2013-2014

Báo cáo Xúc tiến Xuất khẩu

Với kinh nghiệm xây dựng Báo cáo xúc tiến xuất khẩu 2012-2013, Viet Insight tiếp tục được Vietrade tin tưởng lựa chọn để thực hiện Báo cáo xúc tiến xuất khẩu cho giai đoạn 2013-2014.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của công việc này là xây dựng bộ chỉ số đánh giá năng lực các Trung tâm xúc tiến thương mại. Viet Insight sử dụng phương pháp kết hợp hai bộ chỉ số -một bộ do Viet Insight thiết kế cho giai đoạn 2012-2013, một bộ của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) tại Thụy Sỹ. Ngoài công tác nghiên cứu, Viet Insight cũng đi khảo sát tới một số trung tâm XTTM ở cấp tỉnh ở các vùng miền, nhất là các địa phương có các mặt hàng đang nổi lên trong kim ngạch xuất khẩu. Mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng bộ chỉ số cho giai đoạn này bao gồm: (1) Thống nhất một bộ chỉ số đánh giá năng lực XTTM cấp tỉnh, cấp vùng và (2). Giúp cán bộ Vietrade và các trung tâm cấp tỉnh có năng lực sử dụng bộ chỉ số này.

Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, xây dựng mô hình và hệ thống, Viet Insight sẽ tổng hợp các dữ liệu và viết báo cáo tổng hợp thành một bộ Báo cáo Xúc tiến Xuất khẩu 2013-2014 hoàn chỉnh, phục vụ hữu ích cho công tác XTTM nói chung.

Đánh giá Năng lực Thể chế về XTTM

Nghiên cứu đánh giá năng lực thể chế về XTTM do nhóm cán bộ Viet Insight thực hiện trong khuôn khổ Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương” do Chính phủ Thụy Sĩ tai trợ thông qua Cục kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO). Đây là Dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng nguồn ODA không hoàn lại, được thực hiện trong 04 năm (2013 – 2017). Cơ quan quản lý dự án là Bộ Công thương, giao cho Cục XTTM là đơn vị chủ trì thực hiện theo phương thức Quốc gia điều hành. Mục tiêu chung của Chương trình là nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của DNNVV Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu và phát triển các ngành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam thông qua hệ thống XTTM trên phạm vi toàn quốc.

Kết quả nghiên cứu đã xác định một số khoảng trống nhất định trong hoạt động hỗ trợ các DNNVV trong lĩnh vực xuất khẩu. Các phát hiện chính từ nghiên cứu đánh giá năng lực thể chế này được rút ra từ quá trình sử dụng công cụ đánh giá gồm 150 chỉ số do nhóm nghiên cứu xây dựng trên cơ sở tham khảo, rút gọn có điều chỉnh từ bộ công cụ đánh giá các Trung tâm XTTM (Benchmarking) được Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITC) xây dựng và đưa vào sử dụng chính thức từ năm 2008. Bộ công cụ này đã giúp đội ngũ nghiên cứu gồm 3 nhóm làm việc song song với phương pháp thống nhất tại 3 vùng để hệ thống hóa các nhân tố chính trong hệ thống XTTM tại mỗi vùng và sau đó đánh giá hoạt động hiện tại của các đơn vị so với nhu cầu của các DNNVV cũng như so với các thực tiễn tốt. Tổng cộng các nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 66 DNNVV, thực hiện khảo sát tại 19 tỉnh thông qua gặp gỡ tất cả các bộ phận và cán bộ của 19 trung tâm XTTM của các tỉnh cũng như các cán bộ tham gia công tác XTTM tại địa phương. Ngoài ra, do đội ngũ nghiên cứu còn có thêm dữ liệu đánh giá về 3 trung tâm XTTM tại 3 tỉnh/thành phố đã được đánh giá trước đó và dữ liệu chia sẻ qua email từ 6 tỉnh khác, tổng số trung tâm XTTM của các tỉnh được đưa vào phân tích trong hoạt động đánh giá này đã lên tới 28 trung tâm. Hơn nữa, tại cấp vùng và cấp quốc gia, đội ngũ nghiên cứu cũng đã thu thập dữ liệu qua các cuộc phỏng vấn với 20 hiệp hội ngành hàng, các viện nghiên cứu cũng như các chuyên gia thuộc các ngành có liên quan.

Ngân hàng Thế giới (WB), 2010-2015

Chương trình Ngày Sáng tạo Việt Nam (VID)

Được biết đến trên khắp thế giới với mô hình Marketplace, Ngày Sáng tạo Việt Nam là một chương trình hàng năm của Ngân hàng Thế giới nhằm tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề của quốc gia. Mỗi năm chương trình có một chủ đề khác nhau và chọn ra một số đề án nổi bật để hỗ trợ thực hiện trong thời gian 1 năm.

Đối với chương trình này, Viet Insight đã ký hợp đồng với Ngân hàng Thế giới để thực hiện các nhiệm vụ chính là:

- Theo dõi và đánh giá các dự án thắng giải Ngày Sáng tạo Việt Nam năm 2013 (8 dự án), 2011 (16 dự án) và 2010 (30 dự án)

- Đánh giá mức độ phù hợp, hiệu quả và tác động của Chương trình về mặt tổng thể qua các năm (2003-2011)

Chương trình Sáng kiến Phòng chống tham nhũng Việt Nam (VACI)

Đây là một chương trình do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới (WB) đồng tổ chức và được thiết kế dựa trên thành công của chương trình Ngày Sáng tạo Việt Nam 2009. Chương trình đã trao giải cho nhiều đề án trong rất nhiều ý tưởng tham gia dự thi đến từ các thành phần xã hội khác nhau, bao gồm các tổ chức đoàn thể, xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học, các công ty tư nhân và các cơ quan phòng chống tham nhũng địa phương.

Đối với chương trình VACI, Viet Insight đã được Ngân hàng Thế giới giao nhiệm vụ:

- Theo dõi và đánh giá các dự án thắng giải Chương trình Sáng kiến Phòng chống Tham nhũng Việt Nam năm 2011 (34 dự án), 2013 (24 dự án) và 2014 (19 dự án)

- Tư vấn thiết kế chương trình cho giai đoạn tiếp theo 

- Tổng kết các mô hình đã triển khai trong khuôn khổ chương trình trong giai đoạn 2009-2015

Ngân hàng Thế giới (WB), 2010-2015 Ngân hàng Thế giới (WB), 2010-2015

Danida, Đánh giá Chương trình Thích ứng và Giảm nhẹ Biến đổi Khí hậu Việt Nam, 2013

Chương trình Thích ứng và Giảm nhẹ BĐKH (CCAM) là một chương trình hợp tác giữa hai chính phủ Đan Mạch và Việt Nam, được triển khai từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2015, bao gồm hai hợp phần, hỗ trợ cho hai chương trình mục tiêu quốc gia về Ứng phó với Biến đổi Khí hậu và Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả.

Đợt đánh giá Chương trình CCAM tập trung rà soát tiến độ triển khai Chương trình, hiệu quả, khả năng bền vững cũng như phạm vi, hoạt động phù hợp cho giai đoạn kéo dài Chương trình. Viet Insight là đơn vị được lựa chọn để cung cấp một số dịch vụ hậu cần cho đợt đánh giá, bao gồm

- Cung cấp 02 phiên dịch cho đoàn đánh giá đến làm việc tại 5 tỉnh/thành phố là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Bến Tre và Quảng Nam

- Cung cấp các dịch vụ hậu cần khác như dịch tài liệu, sắp xếp đi lại, khách sạn...cho đoàn đánh giá

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), 2009-2011

Hội thảo tập huấn về Quản lý Chu trình dự án cho các Bộ đối tác của JICA, tháng 3/2009-tháng 12/2011

Viet Insight đã thực hiện một gói các Hội thảo tập huấn cho cán bộ của các Bộ: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng về Quản lý chu trình dự án đối với các dự án do JICA hỗ trợ. Công việc của Viet Insight bao gồm thiết kế nội dung, soạn tài liệu, tiến hành giảng dạy và thực hiện các khâu tổ chức hậu cần cho tất cả các đợt hội thảo tập huấn như sau:

  1. Hội thảo tập huấn về Quản lý Chu trình Dự án cho Bộ Tài chính, Hà Nội, tháng 3/2011
  2. Hội thảo tập huấn về Quản lý Chu trình Dự án cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hoà Bình, tháng 5/2011
  3. Hội thảo tập huấn về Quản lý Chu trình Dự án (nâng cao) cho Bộ Tài chính, Hạ Long, tháng 8/2011
  4. Hội thảo tập huấn về Quản lý Chu trình Dự án cho Bộ Xây dựng, Hoà Bình, tháng 10/2011
  5. Hội thảo tập huấn về Đánh giá Dự án cho Bộ Tài chính, Hoà Bình, tháng 12/2011
  6. Hội thảo tập huấn về Quản lý Chu trình dự án cho các Dự án đối tác của JICA, tháng 3/2009
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), 2009-2011 Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), 2009-2011

Đại sứ quán Đan Mạch, 2009-2010

Trong khuôn khổ của hợp đồng này, Viet Insight đã cung cấp cho Đại sứ quán Đan Mạch một đội ngũ bao gồm Cán bộ tư vấn về đánh giá và Điều phối viên cho các đợt khảo sát chất lượng dịch vụ một cửa tại các tỉnh. Các nhiệm vụ chính bao gồm:

  1. Điều phối và tiến hành điều tra ý kiến công dân của 30 xã, 08 huyện/thành phố/thị xã và 4 Sở của tỉnh Đắk Nông để phục vụ cho công tác đánh giá chất lượng của cơ chế/dịch vụ một cửa do Chương trình Cải cách Hành chính Công của DANIDA hỗ trợ (Tháng 6-7/2010).
  2. Điều phối và tiến hành điều tra ý kiến công dân của 51 xã, 09 huyện/thành phố/thị xã và 4 Sở của tỉnh Lào Cai để phục vụ cho công tác đánh giá chất lượng của cơ chế/dịch vụ một cửa do Chương trình Cải cách Hành chính Công của DANIDA hỗ trợ (Tháng 10/2009- tháng 2/2010).
  3. Điều phối và tiến hành điều tra ý kiến công dân của 30 xã, 14 huyện/thành phố/thị xã của tỉnh Đắk Lắk để phục vụ cho công tác đánh giá chất lượng của cơ chế/dịch vụ một cửa do Chương trình Cải cách Hành chính Công của DANIDA hỗ trợ (Tháng 4-tháng 7/2009).

Tổng số ngày làm việc của đội ngũ cán bộ và chuyên gia tư vấn của Viet Insight đã cung cấp cho hợp đồng này là 35 tháng người trong vòng 2 năm và qua 3 đợt điều tra.

 Đại sứ quán Đan Mạch, 2009-2010

VAMESP II- Dự án Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam- Ôtxtrâylia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2005- 2007

Dự án có nhiệm vụ thiết lập một hệ thống quốc gia cho công tác theo dõi và đánh giá nhằm phục vụ các chương trình và dự án hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam. Dự án giúp Chính phủ Việt Nam hoàn thành các mục tiêu hỗ trợ phát triển chính thức trong kế hoạch phát triển kinh tế và chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện. Cụ thể, dự án hỗ trợ các nỗ lực làm tăng hiệu suất và hiệu quả của hỗ trợ phát triển chính thức với quan điểm cải thiện chất lượng tác động, tăng cường lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài cho người nghèo. Hỗ trợ được thực hiện thông qua tăng cường năng lực cho Vụ Kinh tế Đối ngoại của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và thông qua các hoạt động lồng ghép với một số bên liên quan gồm 7 cơ quan cấp tỉnh tại Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, TP Hồ Chí Minh và tỉnh Cần Thơ cùng 5 bộ: Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ NN & PTNT và Bộ Giáo dục. Dự án cũng phối hợp với 5 ngân hàng và Nhóm các nhà tài trợ cùng chung mục đích để bắt đầu xây dựng sự hài hòa về việc sử dụng các khung logic và cam kết coi Theo dõi và Đánh giá là một phần không thể thiếu của một chu trình dự án. 

Từ năm 2005 đến năm 2007, Viet Insight đã cung cấp các dịch vụ tiến hành đánh giá thí điểm cho một số dự án ODA cho VAMESP II. Mỗi đợt đánh giá thường bao gồm việc xây dựng năng lực về phương pháp đánh giá và khung đánh giá, lên kế hoạch đánh giá, khảo sát thực địa và báo cáo các bài học được rút ra.

Sau đây là danh mục những đợt đánh giá do Viet Insight thực hiện từ năm 2005 đến 2007 trong khuôn khổ hợp tác với VAMESPII:

  1. Đánh giá giữa kỳ cho Quỹ Đa biên các nhà Tài trợ (Bộ Tài chính)
  2. Đánh giá hiện trạng đầu kỳ dự án Nâng cấp Đô thị Cần Thơ tại thành phố Cần Thơ
  3. Đánh giá tác động dự án Điện lưới Nông thôn tại tỉnh Quảng Nam
  4. Đánh giá hiện trạng đầu kỳ dự án Nâng cấp Môi trường Đô thị Quảng Ngãi
  5. Đánh giá hiện trạng đầu kỳ dự án Hiện đại hóa ngành Hải quan (Bộ Tài chính)
  6. Đánh giá giữa kỳ dự án Xử lý Nước thải ở thành phố Cần Thơ
  7. Đánh giá tác động của dự án Chăm sóc Sức khỏe Ban đầu (Bộ Y tế)
  8. Đánh giá giữa kỳ dự án Nâng cấp Mạng lưới Đường bộ (Bộ Giao thông Vận tải)
  9. Đánh giá hiện trạng dự án Đại lộ Đông Tây và Quản lý Môi trường tại TP Hồ Chí Minh
  10. Đánh giá tác động của dự án Cấp nước 1A tại Hà Nội (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
  11. Xây dựng một số nghiên cứu điển hình trong đánh giá các dự án ODA
VAMESP II- Dự án Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam- Ôtxtrâylia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2005- 2007

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2008

Thiết kế hệ thống Theo dõi và Đánh giá cho Dự án Giảm nghèo Thông qua Hỗ trợ Tổng thể Phát triển Doanh nghiệp nhỏ (Dự án PRISED), Tháng 6-tháng 9/2008

Nhiệm vụ chủ yếu của hợp đồng này là thiết lập một hệ thống báo cáo bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt để thực hiện các chức năng Theo dõi và Đánh giá các hoạt động của Dự án PRISED tại cấp trung ương và cấp tỉnh. Hệ thống này rất thân thiện với người sử dụng với hình thức hấp dẫn và chỉ bằng file Microsoft Excel để có thể thực hiện quá trình theo dõi các hoạt động và tiến độ giải ngân của dự án. Thêm vào đó, nhóm tư vấn cũng giới thiệu một công cụ đánh giá tác động để thu thập tất cả các kết quả và tác động của các hoạt động của dự án từ những giai đoạn đầu để có thể phục vụ cho công tác tự đánh giá cho giai đoạn sau cũng như công tác đánh giá độc lập. Ngoài ra, nhóm tư vấn còn thiết kế một quyển Sổ tay hướng dẫn cho việc thực hiện hệ thống này tại tất cả các cấp.

Viet Insight đã cung cấp 03 tư vấn cho hợp đồng này để thực hiện các công việc như đánh giá nhu cầu, thiết kế hệ thống và trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống. Viet Insight còn cam kết bảo hành sản phẩm đầu ra cho đến khi dự án kết thúc, trong khi hợp đồng giữa Viet Insight và dự án chỉ có thời hạn đến 15 tháng 9 năm 2008.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2008
PAGE: 1 2